Thứ Năm, 8 tháng 3, 2018

VỀ HƯƠNG VÂN CÁI BỒ TÁT - Tác giả Đỗ Hòa



Đạo Sa Môn
Phật Mẫu Hương Vân Cái Bồ Tát sống cách chúng ta 5.000 năm. Thời gian đã quá lâu, nhưng " Cổ Lôi Ngọc Phả Truyền Thư", " Bách Việt Tộc Phả", những bộ sách có từ thời Đinh lại chép khá kỹ về bà, đủ thấy bà là một phụ nữ có vị trí rất quan trọng trong lịch sử người Việt cổ. Nhờ tiếp cận những sách này chúng ta mới biết bà là người họ Đỗ, tên huý là Ngoan, còn gọi là công chúa Đoan Trang, hay gọi theo họ là Đỗ Quý Thị (tức Quý bà họ Đỗ). Chính sử gọi bà là Vụ Tiên (tên một chòm sao trên trời). Bà sinh ngày mồng tám tháng tư và hoá (mất) ngày rằm tháng bảy. Bà là vợ vua Đế Minh (Nguyễn Minh Khiết), sinh ta Lộc Tục (sau là Kinh Dương Vương).
Ở địa vị cao như vậy, nhưng cuộc đời bà không ít thăng trầm. Bị chồng ruồng rẫy bà không hề oán hận, mang con nhỏ vào tu ở động Tiên Phi (Hòa Bình). Khi đất nước có giặc ngoại xâm lại động viên con ra trận đánh giặc. Khi con lên ngôi vua tự xưng là Kinh Dương Vương (khoảng năm 2879 TCN), đón mẹ về kinh đô thì không ham phú quí, vẫn toàn tâm, toàn ý tu hành đến trọn đời, nêu tấm gương sáng cho cả nước trong thời dựng nước.
Đạo của Bà được gọi là Sa Môn Giáo là quốc đạo của nước ta khi ấy. Theo các vị trưởng tộc họ Nguyễn ở Đại Lôi truyền lại, thì đạo Sa Môn nghĩa là nhiều và hiền như cát trên sông không thể đo đếm được. Cũng ví như lòng từ bi, độ lượng trong lòng người khắp thế gian. Nếu toàn xã hội có ý hướng thiện thì chắc chắn sẽ có một xã hội tốt đẹp. Bản ý của Bà muốn toàn dân hướng tới đạo của mình là như vậy.
Tên Hương Vân Cái Bồ Tát có từ thời Lý, là do các vị Tộc trưởng họ Nguyễn Đại Lôi, những người được thay mặt triều đình thờ cúng Tổ tiên chung của cả nước, dùng để chỉ một bà mẹ có tấm lòng thơm thảo ở vùng Vân Lôi (Từ cái trong tiếng Việt còn có nghĩa là to lớn, quan trọng như trống cái, cột cái, sông cái). Nơi có ngôi chùa Đại Bi có từ thời dựng nước, là nơi bà bà cùng 12 vị tiên nàng tu tập và hành đạo, giáo hoá dân chúng. Chùa đã bị hỏng vào khoảng nửa đầu thế kỷ trước. Đất chùa dần bị lấn chiếm làm nhà, đến nay chỉ còn xót lại miếu và mộ của bà, năm vừa qua mới được nhà nước công nhận di tích.
Tượng thờ bà được chuyển về thờ ở chùa Vân La (Đăng Vân Tự) đã không giữ được, nay chỉ còn ảnh chụp. Theo các Tộc trưởng họ Nguyễn Đại Lôi, tên hiệu đức Phật Thích Ca cũng có từ thời Lý, dùng để chỉ Hương Vân Cái Bồ Tát. Bởi thế dân gian có câu: "Hộ Pháp thì một quan ba. Long Thần chín rưỡi, Thích Ca ba tiền". Đây là cách nói lái ba tiền - tiên bà, ẩn dụ Thích Ca chính là Tiên Bà, chứ không có nghĩa Thích Ca gíá rẻ hơn Long Thần, Hộ Pháp.
Khi đạo Phật từ Ấn Độ truyền vào nước ta, đạo Sa Môn cũng gọi là đạo Phật. Cả hai Đạo có nhiều nét tương đồng. Hương Vân Cái Bồ Tát khởi xướng đạo Sa môn trước, nên khi vào vào chùa câu đầu tiên Phật tử phải bạch vị Bồ Tát này trước. Đó là câu đầu tiên (Tán lư hương) trong các bộ kinh cổ của nước ta, nguyên văn như sau:
Lô hương sạ nhiệt, Pháp giới mông huân, Chư Phật hải hội tất diệu văn, Tùy xứ kiết tường vân, Thành ý phương ân, Chư Phật hiện toàn thân. Nam-mô Hương-Vân-Cái Bồ-Tát ma-ha-tát (3 lần)
Nghĩa là: Lò hương vừa đốt lên, xông khắp cùng pháp giới. Chư Phật các pháp hội gần xa thảy đều nghe. Chốn chốn kết mây lành. Tâm chí thành dâng cúng. Chư Phật hiện toàn thân. Nam mô Hương Vân Cái Bồ Tát (3 lần).
Là Phật đã hiển hóa ở tầng thứ cao, nhưng trước hết Hương Vân Cái Bồ Tát là một người phụ nữ tài đức vẹn toàn.
Họ Nguyễn Vân ở làng Vân Nội vẫn cúng giỗ Tổ bà hằng năm với bài văn cúng: "Thỉnh tổ tổng khoa- Cúng gia tiên". Câu mở đầu như sau:
Hương yêu liêu nhiễu, tản cái vinh la, tằng tằng hóa vãng cửu liên - hoa, xứ xứ thị Di Đà. Chúng vọng biến đa, Đài sơn chỉ lộ Bà.
Nam mô Hương Vân Cái Bồ Tát Ma Ha Tát. (ba lần)
Nghĩa là:
Hương khói vờn quanh, tàn lọng chen,
Tầng tầng hóa vãng chín đài sen
Nơi nơi chầu vọng Di Đà Phật,
Chỉ nẻo Đài Sơn, Mẹ chiếu đèn (mẹ soi sáng)
Nam Mô Hương Vân Cát Bồ Tát Ma Ha Tát.! (3 lần)
Đạo Sa Môn của Nam Mô Hương Vân Cát Bồ Tát lúc đầu chỉ là đạo tu thân, tích thiện và thờ cúng tổ tiên, rồi được cả xã hội noi theo. Ngày nay thờ cúng tổ tiên hiện diện ở tất cả các gia đình Việt Nam. Toàn xã hội coi việc tu thân, tích thiện không chỉ dành cho các nhà tu, mà là cả cộng đồng, như câu dân gian thường nói; "Thứ nhất là tu tại gia, thứ nhì tu chợ, thứ ba tu chùa". Trên phương diện Quốc gia cả nước việc tôn thờ các vị vua, hoàng hậu có công khai sáng, lập nước và giữ nước đã thành truyền thống.
Viết về Phật Mẫu Hương Vân Cát Bồ Tát không thể không nói về tám người em trai của bà là Bát Bộ Kim Cương. Nhưng bài đã dài hẹn các vị dịp khác. Tuy nhiên tôi đăng kèm theo đây bức minh họa Phật Mẫu Mô Hương Vân Cát Bồ Tát & Bát Bộ Kim Cương của nhà giồng được, để các vị phần nào hình dung ra tám ông Tổ họ Đỗ xa xưa nhất được biết đến nay.
Khác với tượng Bát Bộ Kim Cương trong các chùa, các vị ở đây được thể hiện là những văn quan, võ tướng phò tá Quốc mẫu Vụ Tiên Nương và Quốc vương nước Xích Quỉ là Đệ nhất Quảng giáo Kinh Dương Vương.
TB: Phúc đức tại mậu ! Nhân ngày truyền thống phụ nữ chúc các bà, các mẹ noi theo truyền thống cội nguồn của Phật Mẫu, thì gia đình, xã hội được nhờ lắm lắm.
Top of Form

 
Lời của chủ trang VMLH:
Tác giả Đỗ Hòa có đề cập tới bức tượng Hương Vân Cái Bồ Tát bế Kinh Dương Vương vốn có ở chùa Vân La (Đăng Vân Tự) đã không giữ được. Năm 2016, tôi may mắn được chị Đặng Vũ Trường Phúc tặng bức ảnh do chị chụp bức tượng tại chùa ở Đảo Thị. Chị cũng nói đây là tượng Hương Vân Cái Bồ Tát bế Kinh Dương Vương. Nguồn gốc bức tượng chưa rõ. Tôi xin đăng lại ảnh bức tượng ấy ở đây để anh Đỗ Hòa và bạn đọc được biết. Khi có dịp gặp nhau ta cùng trao đổi về thông tin này,