Thứ Bảy, 6 tháng 2, 2021

Thứ Ba, 16 tháng 6, 2020

LỊCH SƠN ĐẾ THUẤN CÀY VOI


Một trong các gương Nhị thập tứ hiếu là Đế Thuấn, truyện tóm tắt như sau:
Ngu Thuấn là con ông Cổ Tẩu, tính tình rất có hiếu. Cha Thuấn là người hung bạo, không phân biệt được hay dỡ nên người đời gọi là Cổ Tẩu, tức xem như kẻ mù, mắt không có con ngươi. Mẹ kế tối ngày rầm rĩ, sanh ra đứa con đặt tên là Tượng, một đứa trẻ ngỗ nghịch, kiêu căng. Cha thường đày Thuấn đi cày ở đất Lịch Sơn vốn có nhiều thú dữ, nhưng khi tới nơi thì có đàn voi ra cày giúp, có chim muông đến nhặt cỏ giùm. Lòng hiếu của Thuấn đã cảm hóa được những loài vật đó.
Vua Nghiêu nghe được điều ấy rồi sắp xếp mọi việc để họp bàn với quần thần về người đàn ông này. Khi rõ mọi việc vua Nghiêu đã gã hai con gái cho Thuấn. Sau thời gian theo dõi vua Nghiêu thấy vừa lòng mà nhường thiên hạ, truyền ngôi vua lại cho Thuấn.
Điển tích Đế Thuấn đi cày Lịch Sơn được sử dụng khá phổ biến trong các đình miếu xưa ở nước ta. Như ở Huế, hầu như di tích nào cũng có tranh sứ đắp hoạt cảnh này.
Tuy nhiên, câu hỏi là Lịch Sơn nơi Đế Thuấn đi cày là ở đâu? Bên Tàu thời Nghiêu Thuấn làm gì có trồng Lúa mà phải đi cày? Bên Tàu từ cổ chí kim làm gì có Voi sinh sống mà ra giúp Đế Thuấn?
Câu chuyện Đế Thuấn cày Voi thực ra xảy ra ở Việt Nam. Lịch Sơn chẳng phải đâu xa là ngọn núi nằm giữa Tuyên Quang và Phú Thọ. Nơi đây theo Vân đài loại ngữ của Lê Quý Đôn thì:
Núi Sáng là ngọn cao nhất trong dãy núi Lịch, có 5-6 chỗ bằng phẳng như cung điện, có đền thờ Đế Thuấn. Xứ Ngòi Vực về bên phải, hàng năm nước sông Lô tràn vào, tương truyền chỗ ấy là bến sông ngày trước thường nặn đồ nung. Bên cạnh chỗ dân cư, có một cái giếng cổ, người ta cho là Đế Thuấn đào giếng ấy. Ở đây cũng có miếu thờ Đế Thuấn, trước miếu có ruộng chiêm, rộng chừng vài mẫu, khá sâu, người ta cho đấy là chằm Lôi Trạch, ngày trước Đế Thuấn cày ruộng và đánh cá. Trên núi Sáng cũng có đền thờ Đế Thuấn. Đằng trước núi lại đột khởi một ngọn núi đất hơi thấp, đỉnh núi như hình ghế chéo, trong núi có chỗ rộng ước dăm sào, có thể gieo được trăm bung mạ (Tương truyền chỗ ấy Đế Thuấn cấy lúa, nhân dân mới gọi là Bách Bung).
Đế Thuấn mới chính là vị Sơn Tinh (Lịch Sơn hay Ất Sơn) đã lấy 2 công chúa con Đế Nghiêu (Viễn Sơn) là Nga Hoàng và Nữ Anh mà truyền thuyết Việt gọi là Ngọc Hoa và Tiên Dung ở vùng Vĩnh Phú. Đây mới là lý do thực sự vì sao 2 công chúa lại được thờ cùng nhau và cùng 3 vị vua Hùng.

( Trang Bảo tồn Di sản Đá khắc Việt Nam, ngày 16-6-2020 )


Thứ Năm, 19 tháng 12, 2019

PHÁT HIỆN BÃI CỌC CỔ Ở TIÊN LÃNG - https://vnexpress.net/thoi-su/phat-hien-bai-coc-nha-tran-gan-nghin-nam-tuoi-4029517.html

Phát hiện bãi cọc nhà Trần gần nghìn năm tuổi

HẢI PHÒNGViện khảo cổ học Việt Nam đang khai quật bãi cọc với nhiều chỉ dấu có từ những năm 1270, thời Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn.
Bãi cọc lim nằm sâu dưới lớp bùn trầm tích trên cánh đồng Cao Quỳ, xã Liên Khê, huyện Thủy Nguyên. Ảnh: Giang Chinh.
Bãi cọc lim nằm sâu dưới lớp bùn trầm tích trên cánh đồng Cao Quỳ, xã Liên Khê, huyện Thủy Nguyên. Ảnh: Giang Chinh.
Sau thời gian khai quật, ngày 18/12, một phần bãi cọc nhọn bằng gỗ lim phát lộ dưới lớp bùn tại 3 hố khai quật trên cánh đồng Cao Quỳ, xã Liên Khê, huyện Thủy Nguyên. Cọc được đóng sâu đến 2,5 m, đầu cọc có "ngoàm" dùng để luồn dây kéo hoặc mộng ở giữa thân. Mỗi cọc có đường kính từ 20-50 cm, chôn cách nhau 5-7 m. Cọc được đóng xuống lòng đất theo phương thẳng đứng, hoặc nghiêng 20-15 độ theo hướng tây, nam.
Đoàn khảo cổ đã đánh số và che đậy các hiện vật phát lộ.
Trước đó, hai mẫu cọc được giám định bằng phương pháp đồng vị phóng xạ Cacbon 14 cho kết quả niên đại từ năm 1.270 đến 1.430. Từ đây, các nhà khảo cổ học, nhà nghiên cứu lịch sử nhận định cánh đồng Cao Quỳ chính là di tích bãi cọc liên quan trận thủy chiến trên sông Bạch Đằng năm 1288 chống quân xâm lược Mông Nguyên. Vị trí bãi cọc là sông Đá Bạch xưa.
Các cọc đều bằng gỗ lim, có đường kính 20-50 cm, đầu vót nhọn, được đóng thẳng đứng và nghiêng 15-20 độ theo hướng tây hoặc nam. Ảnh: Giang Chinh.
Các cọc đều bằng gỗ lim, có đường kính 20-50 cm, đầu vót nhọn, được đóng thẳng đứng hoặc nghiêng 15-20 độ theo hướng tây, nam. Ảnh: Giang Chinh.
Bãi cọc được ông Nguyễn Tuân Triệu, thôn 3, làng Mai Động phát hiện hôm 1/10, trong lúc đào đất trồng cau tại cánh đồng Cao Quỳ. Ông cùng gia đình đã đào hai chiếc cọc chuyển về lưu giữ tại đình làng Mai Động.
Hay tin, Bảo tàng Hải Phòng, Phòng Văn hóa thông tin huyện Thủy Nguyên và UBND xã Liên Khê về đình làng lấy mẫu hai cọc gỗ đưa đi giám định, đồng thời bảo quản hiện vật.
Ông Nguyễn Đức Hiền, người dân Liên Khê cho hay, dân làng ở đây biết về bãi cọc này từ nhiều năm trước, nhưng không ai nghĩ có từ thời nhà Trần nên quá trình làm ruộng va phải đều nhổ bỏ.
Theo tài liệu lịch sử, Liên Khê xưa thuộc tổng Trúc Động, huyện Thuỷ Đường phủ Kinh Môn, trấn Hải Dương. Nơi đây còn lưu truyền huyền tích lịch sử về những trận chiến chống quân xâm lược phương Bắc, trong đó có chiến thắng của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn. Trúc Động được lấy làm căn cứ để tiến ra cửa sông Bạch Đằng, sông Chanh tiêu diệt và bắt sống thuỷ binh của đế quốc Nguyên Mông.
Giang Chinh